Liệu tiền phi tập trung có thay thế được tiền pháp định?

Đồng tiền pháp định có giá trị từ đâu?

Đồng tiền pháp định có yếu tố lịch sử. Trước đây, khi internet và công nghệ thông tin chưa phổ biến thì một quốc gia độc lập bao giờ cũng phát hành đồng tiền của riêng mình. Nước Việt Nam từ lúc thành lập, trong tuyên ngôn đã đề cập đến chủ quyền, trong đó quyền cơ bản là quyền in tiền và lưu thông tiền quốc gia, lấy lại từ mẫu quốc đô hộ trước đây.
Việc in tiền và phát triển đồng tiền đó là sự sống còn của quốc gia, và thường được tạo lập từ quyền lực quân sự, gọi nôm na là vũ lực, vì biên giới đến đâu thì tiền pháp định sẽ bành trướng đến đó.
Đồng tiền USD là đồng tiền dầu mỏ bành trướng khắp thế giới cũng nhờ khả năng quân sự ngoại giao áp đảo của Mỹ.
Việc duy trì quyền lực và sức mạnh của một đồng tiền pháp định lệ thuộc rất nhiều vào sự bảo trợ của đồng tiền đó, thông qua cả công cụ tài chính (hỗ trợ về giá trị) và vũ lực (ngăn cản sự thâm nhập của các đồng tiền khác, phương thức thanh toán khác).

Phần lớn ngân sách của quốc gia đều đến từ:
1) Tiền thuế
2) Tiền in thêm

Gần đây thì tiền in thêm chiếm đa số trong ngân sách nhà nước. Nên một quốc gia thả nổi chính sách tiền tệ của mình và chấp nhận blockchain thì sẽ mất chủ quyền tài chính. Điều này sẽ tốt cho dân lao động, nhưng sẽ làm mất quyền in tiền. Lúc đó họ chỉ có thể sống bằng tiền thuế, hoặc tiền đóng góp của dân thôi.
Như vậy, có nhà nước nào muốn sử dụng đồng tiền phi tập trung để làm đồng tiền quốc gia hay không? Chắc là rất ít, trừ khi họ không đủ khả năng kiểm soát đồng tiền của mình.

Như vậy thì việc một đồng tiền quốc gia tồn tại và sử dụng được không phải chỉ về yếu tố công nghệ hoặc kỹ thuật hoặc vì sự ủng hộ của người dân, mà còn về yếu tố chính trị và chủ quyền.

Nhiều khả năng đồng tiền phi tập trung và đồng quốc gia sẽ tiếp tục tồn tại song song, vì ranh giới đất nước vẫn còn thì chi phí cho bộ máy chiến tranh và quân sự vẫn còn và các chính quyền vẫn tìm cách củng cố quyền lực của mình. Tuy nhiên tiền phi tập trung sẽ tồn tại song song và là đối trọng với các đồng tiền pháp định, và sẽ là một lựa chọn bên cạnh các đồng tiền pháp định. Nó chỉ thay thế được tiền pháp định khi nào con người không còn ranh giới quốc gia nữa mà thôi. Đây là sự thay đổi nhận thức hơn là thay đổi về phương thức thanh toán. Khi đó, một đồng tiền đáp ứng được nhu cầu của con người sẽ được sử dụng rộng rãi. Đồng tiền đó cần có những đặc tính sau:
1) Khả năng vượt qua được sự kiểm soát của nhà nước. Đồng phi tập trung phải nằm trên các khuôn khổ pháp luật, chứ không thể nào nằm trong khuôn khổ pháp luật được, và không thể nào bị ngăn chặn hoặc đánh sập
2) Đảm bảo được an ninh cá nhân – Nhà nước không thể can thiệp được vào tài khoản cá nhân và giao dịch cá nhân.
3) Đảm bảo được tốc độ và băng thông: Chi phí gửi nhận phải thấp và nhanh
4) Giá trị ổn định đảm bảo trong giao dịch thanh toán.

Khi sự kiểm soát của nhà nước càng nhiều thì nhu cầu của một đồng tiền như trên sẽ gia tăng.

You may also like...

Leave a Reply