Thế lực ngầm trong thế giới crypto – Stablecoin là gì

Trong thế giới crypto, mọi người thường chỉ biết đến Bitcoin, hoặc Ethereum hoặc một số coins lớn khác. Thế nhưng, để hiểu rõ crypto và những thế lực trong crypto, thì có lẽ nên tìm hiểu về stablecoins, đặc biệt là Tether.

Như đã đề cập trong những bài viết trước, Bitcoin ra đời với tham vọng trở thành đồng tiền trao đổi ngang hàng, Peer-to-peer electronic cash. Thế nhưng với cơ chế phát hành cứng nhắc và hạn chế, cộng với khả năng xử lý giao dịch chậm, và phí giao dịch cao, Bitcoin trở nên không khả thi cho việc giao dịch hằng ngày.

Thử tưởng tượng ta mua một ly cafe với giá một Bitcoin hôm nay. Năm sau, giá của ly cafe đó có thể đã ngang bằng một chiếc xe Lexus. Sự thật là đã có người mua 2 bánh Pizza với giá 10.000 Bitcoins. Giá trị của 2 bánh pizza đó hôm nay là hơn 300M đô la!

Tương tự như vậy, các doanh nghiệp không thể nào niêm yết giá các mặt hàng của mình bằng Bitcoin, trừ khi họ phải thay đổi giá niêm yết đó hàng ngày. Một số doanh nghiệp đã cố gắng để thanh toán bằng Bitcoin, nhưng thực tế thì rất khó khăn. Ngay thậm chí là trong một giao dịch, từ lúc đặt hàng đến lúc giao dịch được thực thi thì giá cả đã chênh lệch một cách không thể chấp nhận được trong bất cứ sổ sách kế toán nào.

Chính vì lý do đó mà việc sử dụng Bitcoin trong thanh toán hàng ngày đã trở thành một giấc mơ xa vời. Nhiều doanh nghiệp ban đầu rất hăng hái với việc chấp nhận Bitcoin trong thanh toán đã gỡ bỏ sự hỗ trợ của mình, điển hình là Microsoft và Stripe…

Bitcoin dần trở nên một công cụ dùng để đầu cơ. Mọi người nhảy vào Bitcoin với giấc mộng làm giàu và quên đi mục đích ban đầu của Bitcoin.

Thế nhưng, nhu cầu có một đồng tiền để giao dịch trực tiếp ngang hàng là thực sự và rất lớn. Giữa bối cảnh phức tạp của chính trường thế giới, các nước trở nên kiểm soát khắt khe hơn với các giao dịch tiền tệ của mình, các quốc gia sử dụng cộng cụ tiền tệ như là những lợi thế trong các thỏa thuận thương mại và chính trị. Trong thế giới crypto, việc kiểm soát của những đồng tiền quốc gia là một rào cản rất lớn nhất là với các sàn giao dịch (Exchanges), khi tất cả các giao dịch của đồng USD đều phải thông qua sở giao dịch ở New York kiểm soát và phê duyệt. Giao dịch USD rất chậm, phí cao và có thể bị ngăn chặn bất cứ lúc nào.

Thế nên, năm 2014 Tether (USDT) được ra đời,. Đây là một đồng crypto được phát hành trên mạng Ethereum. Với cam kết là mỗi USDT sẽ được quy đổi ra 1 USD tại bất cứ nơi nào trên thế giới, Tether trở nên phổ dụng và được dùng làm đồng tiền giao dịch chính trên các sàn giao dịch crypto. Tuy nhiên, mặc dù là một đồng tiền có thể trao đổi ngang hàng và không có một đơn vị nào có thể kiểm soát được các giao dịch bằng Tether, đồng Tether lại được sản xuất bởi một công ty có trụ sở tại Hongkong. Điều này có nghĩa là số lượng Tether được in ra bao nhiêu và khi nào đều do tổ chức Tether này quyết định, và tất nhiên là tất cả đồng Tether in ra đều rơi vào túi của tổ chức này. Đến nay đã có đến 60 tỷ Tether được in ra, tương đương với 60 tỷ USD. Với việc Tether được sử dụng rộng rãi trong giới crypto đã dẫn đến một thực tế đen tối đó là việc tổ chức Tether có khả năng kiểm soát và thao túng giá của Bitcoin cũng như những đồng tiền crypto khác. Bằng cách in ra tiền Tether và mua vào lúc giá Bitcoin thấp, cũng như là bán Bitcoin lúc giá cao, Tether trở thành FED, cục dự trữ liên bang, của thế giới crypto, nhưng lại không bị một ràng buộc pháp lý nào cả. Thực tế là việc mua bán Bitcoin để kiếm lời của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là rất rủi ro khi Tether nắm đằng chuôi trong thị trường crypto, mà thị trường này cũng không có một quy định hoặc sự kiểm soát nào. Giá cả có thể lên xuống một cách khủng khiếp chỉ trong vài giây, vào bất cứ lúc nào, 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Tether có thể kiếm rất nhiều tiền trong những phi vụ thao túng này (Pump and Dump), gây thiệt hại không nhỏ cho những nhà đầu từ lướt sóng.

Thế nên, có rất nhiều đồng stablecoins khác được sinh ra để cạnh tranh và nhằm tìm kiếm một miếng bánh trong tay của Tether, ví dụ như USDC, TUSD, BUSD, etc… và cả những đồng tiền stablecoin dùng thuật toán với mong muốn thay thế Tether. Thế nhưng đến nay hầu hết các đồng stablecoin dùng thuật toán đều chưa được thành công lắm, và Tether với lợi thế đi đầu vẫn là đồng tiền stablecoin được sử dụng nhiều nhất và tưởng như không thể thay thế được.

Giấc mơ một đồng tiền ngang hàng “P2P electronic cash” khởi nguồn từ Bitcoin đang biến thành một đồng tiền tập trung nằm trong tay của một tổ chức. Đây mới chính là thế lực kiểm soát của crypto, chứ không phải là Bitcoin như nhìn thấy trên bề mặt.

Và đây cũng chính là một vấn đề mà Lotus tham vọng giải quyết. Với cơ chế phát hành dựa theo chi phí năng lượng, giá cả của Lotus sẽ được quy chiếu về chi phí năng lượng, nhờ đó, sẽ giữ được sự ổn định giá. Nếu như giá của Lotus tăng cao hơn chi phí sản xuất, khi đó việc đào Lotus sẽ có lợi hơn, miners sẽ tăng đào Lotus làm số lượng Lotus được sinh ra nhiều hơn, giúp cho giá giảm lại. Ngược lại, nếu giá của Lotus thấp hơn chi phí, khi đó việc sản xuất sẽ không còn hiệu quả, nên số lượng miners thợ đào sẽ giảm, dẫn đến số lượng Lotus sản xuất ra giảm đi. Cộng với việc 50% phí giao dịch được hủy sẽ giúp tổng lượng cung giảm đi, nhất là khi giá Lotus giảm thì giao dịch sẽ tăng do tâm lý bán ra. Sở dĩ có được điều này là nhờ Lotus có chi phí sản xuất trên năng lượng tiêu thụ, khác với Bitcoin cho dù số lượng thợ đào nhiều hay ít không ảnh hưởng đến số lượng coins được sản xuất, và đa phần giá trị của Bitcoin đến từ sự đầu cơ hơn là giá trị sử dụng. Nhờ có chi phí sản xuất cộng với việc Lotus tập trung vào phát triển tính khả dụng của hệ sinh thái để duy trì nhu cầu ổn định, sẽ giúp cho lực mua nhanh chóng cân bằng với lực bán. Cân bằng cán cân cung cầu sẽ tạo ra khối lượng giao dịch lớn khi giá giảm, giúp cho lượng phí bị tiêu hủy tăng vọt, làm tổng cầu giảm so với lượng cung mới sản xuất. Tổng lượng cung giảm sẽ giúp giá Lotus tăng lại. Việc điều chỉnh sản xuất tăng giảm theo năng lượng và cơ chế tiêu hủy 50% phí giao dịch sẽ giúp Lotus trở nên ổn định về giá, giúp việc giao dịch Lotus trong đời sống hằng ngày trở nên dễ dàng hơn.

BTC vs Lotus Issuance

Liệu Lotus có trở nên hữu dụng và thay thế được Tether trong crypto nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày? Ước mơ một đồng tiền ngang hàng phi tập trung P2P electronic cash vẫn còn đó. Hãy tham gia với GiveLotus.org để thay đổi.

You may also like...

Leave a Reply