Câu chuyện Give Lotus

(10 minutes read)

~ Khủng hoảng kinh tế và sự ra đời của Bitcoin ~

Mình vẫn còn nhớ như in hình ảnh một người đàn ông đánh golf trên bảng quảng cáo trong lúc hối hả đi về cho kịp lớp học văn bằng hai môn kinh tế tài chính, một lĩnh vực mà mình đam mê chỉ sau mảng công nghệ. Hình ảnh này làm mình liên tưởng đến Satoshi Nakamoto, một nhân vật bí danh đã tạo ra mạng lưới ngang hàng P2P cho phép phát hành tiền mà không cần thông qua ngân hàng trung ương, có thể tự do trao đổi cho nhau bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu mà không bị kiểm soát. Người này lúc đó đã rút khỏi mạng lưới và không còn xuất hiện nữa, trong lúc đồng Bitcoin đang phổ biến rộng rãi và giá trị tăng đột biến. Vốn rất quan tâm đến mảng kinh tế tài chính, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 nên mình rất tò mò về người đàn ông này và đồng Bitcoin, từ đó mình dành thời gian tìm hiểu cơ chế và công nghệ của Bitcoin cũng như sự phát triển của cryptocurrencies, tạm gọi là những đồng tiền mã hoá. Niềm quan tâm của mình với Bitcoin ngày càng tăng lên, cho đến một hôm quyết định ôm một cục tiền quăng vào Bitcoin, coi như là ủng hộ cộng đồng… Hầu như mình ăn ngủ với Bitcoin và triết lý nhân văn trong cách thức tạo ra giá trị và sự công bằng trong phân phối giá trị.

~ Bitcoin Cash – Sự bùng nổ và chia cắt ~

Rồi đến thời kỳ Bitcoin bùng nổ năm 2017 và cuộc chiến mở rộng scaling dẫn đến sự chia cắt đầu tiên của đồng Bitcoin tháng 8 cùng năm. Chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc của cộng đồng Bitcoin, sự đấu đá và bôi nhọ lẫn nhau của những người đã chung vai sát cánh với nhau trước đây, cùng với đó là sự sụp đổ nhanh chóng của Bitcoin năm 2018, và cả sự tổn hao năng lượng để duy trì mạng lưới, mà chính mình cũng từng là miners với chiến mã S9 “thần thánh”. Phí giao dịch cao ngất, mạng lưới không có sự nâng cấp đáng kể nào, phần mềm thì vẫn cũ kỹ, người dùng dễ bị mất tiền vì giao diện khó sử dụng hoặc bị lừa đảo bằng mã độc. Trong khi đó, mặc dù gọi là mạng ngang hàng và không ai đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, nhưng Bitcoin lại bị thao túng bởi những thế lực ngầm, có lợi thế đi trước hoặc cầm nắm hệ thống phần mềm do Satoshi Nakamoto chuyển giao lại. Sự tranh giành đấu đá của những thế lực này làm tổn hại đến người dùng và sự phát triển cơ sở hạ tầng. Những người tâm huyết đã bỏ đi hoặc chuyển qua những mạng khác, ví dụ như Mike Hearn, Gavin Andresen… Mặc dầu vẫn tin tưởng vào công nghệ P2P và giá trị của Bitcoin mang lại cho hệ thống tài chính, nhưng mình đã mất đi nhiệt huyết với Bitcoin, chỉ xem nó như là một công cụ đầu tư. Thực tế là mình đã không còn chia sẻ về Bitcoin cũng như không tư vấn cho ai đầu tư vào Bitcoin vì nhận thấy yếu tố đầu cơ của mạng lưới này với cơ chế phát hành hạn chế và những thế lực thao túng. Những người vào sau sẽ chịu rủi ro rất cao.

~ eCash – Kinh phí tự duy trì và phát triển hệ thống ~

Bẵng đi một thời gian, đến đầu năm 2020, có một kiến nghị gọi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng do BTC.TOP khởi xướng, vốn nằm trong chuỗi Bitmain. Đề xuất này đề nghị trích ra một phần coins phát hành cho một quỹ do một tổ chức đặt tại Hồng Kông nắm giữ để phân phối lại cho các nhà phát triển. Có nhiều ý kiến trái chiều với kế hoạch này, và sau đó BTC.Top đã phải rút lại kiến nghị này. Vốn nắm rõ những khó khăn của những nhà phát triển Bitcoin, nhất là trong việc huy động vốn, do đặc thù của mã nguồn mở, mạng ngang hàng, lại là phần mềm miễn phí nên rất khó để các lập trình viên có thể kiếm được thu nhập ổn định từ công việc của mình. Cuộc sống của các lập trình viên Bitcoin rất bấp bênh và nguy hiểm. Có lúc thì thu nhập rất cao, nhưng tính quân bình thì không đủ trang trải chi phí chứ đừng nói là so sánh với mức thu nhập ngất ngưởng ở những công ty phần mềm khổng lồ. Lập trình viên sống chủ yếu dựa trên sự hào phóng của các thợ đào, hoặc những người nắm giữ nhiều Bitcoin. Điều đáng sợ là họ phải làm việc theo yêu cầu của những thế lực này. Những ai làm theo đam mê và phụng sự cho lợi ích chung sẽ khó nhận được những sự hỗ trợ về mặt kinh tế, trừ phi phải có những điều khoản ngầm nào đó có lợi cho những nhà rót vốn.

Sau đó, đến tháng 8 năm 2020, Bitcoin ABC, vốn là các lập trình viên sáng lập của Bitcoin Cash, bất ngờ thông báo sẽ tiếp tục với kế hoạch trích vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn phát hành, nhưng thay vì qua một đơn vị trung gian thì trực tiếp trích cho Bitcoin ABC, và do Bitcoin ABC nắm giữ. Rất nhiều sự phản đối đã được tung lên, một số lo ngại điều này sẽ làm tập trung hóa mạng Bitcoin, và Bitcoin ABC sẽ nắm độc quyền chi phối. Tuy nhiên, nếu nhìn lại cơ chế hoạt động của một mạng ngang hàng như Bitcoin với đặc tính mã nguồn mở, thì có lẽ cách thức mới của Bitcoin ABC là khá hợp lý. Việc trích vốn cho một tổ chức phân tán DAO (Decentralised Autonomous Organization), cũng đã có mạng thí điểm làm rồi, ví dụ như DASH. Nhưng DAO đã gặp nhiều trở ngại lớn, cũng bị chi phối bởi những yếu tố chính trị và bị thao túng bởi các nhóm lợi ích, với đa số đàn áp thiểu số, dẫn đến những quyết định rót vốn bị đình trệ với những tranh luận cãi vã hàng năm trời chưa có kết quả. Những chiêu thức Social Engineering được tung ra nhằm chiếm ưu thế, gây ra chia rẽ phân hoá trong cộng đồng.

Việc trích quỹ trực tiếp cho nhà phát hành giúp tránh sự phân hoá và đẩy nhanh việc ra quyết định đầu tư phát triển, và giúp nhà phát triển có nguồn kinh phí ổn định lâu dài. Với đặc tính mạng ngang hàng P2P và mã nguồn mở, vốn dĩ đã là phân tán, sự tập quyền trong khâu phát triển cơ sở hạ tầng lại trở nên hợp lý. Sự tập quyền nằm dưới sự phân tán sẽ mang lại lợi ích chung, mà vẫn góp phần đẩy mạnh sự phát triển của mạng lưới. Giống như trong m có Dương, Dương sinh m, m nuôi dưỡng Dương, cân bằng hài hoà chi phối lẫn nhau mà tạo ra muôn vật. Một tổ chức phân tán DAO nằm trong một hệ thống phân tán P2P, m trong m là Thái m, chỉ sớm muộn làm cho mọi thứ tan rã và suy tàn mà thôi. Minh chứng là Bitcoin sau hơn 10 năm phát triển đã có tới hơn 4000 coins khác nhau được tạo ra sử dụng công nghệ Bitcoin cùng với những thay đổi khác nhau.

Xét về sự độc quyền, với lợi ích gắn chặt với mạng lưới của mình, sẽ không có lý do để Bitcoin ABC làm gì đó có hại cho mạng lưới cả vì đó chính là nồi cơm của họ. Thử nghĩ xem nếu Bitcoin ABC làm gì đó có hại cho eCash, người dùng sẽ bỏ đi ngay và Bitcoin ABC sẽ thu nhập ít hơn ngay tức khắc do giá giảm. Ngay cả cho là có tình huống đó xảy ra đi nữa thì bất cứ ai cũng có thể sao chép phần mềm của Bitcoin ABC, vốn là mã nguồn mở, để tạo ra một mạng lưới y hệt, nhưng thay vì trích quỹ cho Bitcoin ABC thì trích quỹ lại cho người đó. Và chỉ cần trong vài ngày là lập tức có một mạng lưới khác thay thế. Một mạng lưới P2P tự nguyện, kết hợp với cơ chế mã nguồn mở khi bất cứ ai có thể sao chép nhanh chóng, sẽ tạo ra một đối trọng rất lớn để đảm bảo sự công tâm và cống hiến của đội ngũ lập trình viên cho mạng lưới, nếu không họ sẽ chịu hệ quả của những việc làm sai trái của mình.

Sự đổi mới lúc nào cũng gặp phải những trở ngại. Những thế lực ngầm của Bitcoin Cash cộng với chiêu thức tung hỏa mù và tuyên truyền propaganda đã đẩy Bitcoin ABC vào thế yếu, và phải nhường thương hiệu Bitcoin Cash lại cho những thế lực không ủng hộ việc trích quỹ phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên điều này có vẻ như giúp Bitcoin ABC giũ bỏ được gánh nặng của mình, và sáng lập ra mạng lưới mới, với tên gọi là eCash (e.cash), tiếp tục thực hiện hoài bão của mình là xây dựng một đồng tiền P2P nhanh hơn, có thể phục vụ nhu cầu sử dụng của hàng tỉ người, chứ không phải chỉ là một công cụ đầu cơ cho một số ít người giàu có. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và thu nhập ổn định, cùng với gánh nặng đã được gỡ bỏ, Bitcoin ABC có rất nhiều cơ hội để thực hiện được điều này.

Đối với cá nhân mình, việc trích một khoản tiền phát hành ra để chu cấp cho đội ngũ lập trình là hoàn toàn hợp lý. Bản thân mình cũng là một lập trình viên nên mình hiểu được những khó khăn và thách thức của giới lập trình viên, nhất là trong cộng đồng mã nguồn mở. Ít nhất thì tiền đầu tư của mình cũng không bị đốt hết vào những máy đào vô cảm, mà còn hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm lập trình viên thực hiện những mơ ước của họ. Nếu mô hình gọi vốn này thành công, nó sẽ mở ra một hướng mới cho cộng đồng mã nguồn mở, khi đó nguồn thu nhập đến chính từ mạng lưới, mà không cần phải thu phí người dùng hoặc phải có những hợp đồng quảng cáo hoặc thỏa thuận ngầm nào đó không chính trực. Nhận thấy được ý nghĩa to lớn đó, mình đã kêu gọi một số nhà đầu tư và các bạn lập trình viên nhằm hỗ trợ cho Bitcoin ABC, hầu hết đều đến với mục đích giúp đỡ cho các lập trình viên Bitcoin nhằm giúp họ có một cuộc sống ổn định hơn, xoá bỏ những nỗi lo và áp lực của những thế lực ngầm để có thể đạt được những mục đích chung của nhân loại. Toàn bộ những đóng góp của những lập trình viên mã nguồn mở đều được chia sẻ cho tất cả mọi người có thể sao chép sử dụng miễn phí.

~ Give Lotus – Lòng nhân ái và sẻ chia ~

Trong suốt quá trình hỗ trợ cho Bitcoin ABC, mình có duyên được biết đến hai cựu thành viên trong nhóm là Shammah và Tobias. Cả hai đều đã từng làm cho Bitcoin ABC từ lâu, hiện vẫn cộng tác với Bitcoin ABC nhưng đã ra làm riêng. Shammah là người Mỹ, là sáng lập của mạng xã hội Stamp sử dụng công nghệ ngang hàng P2P độc đáo mang đến ứng dụng chat không thể bị kiểm soát, dựa trên nền tảng Cashweb. Tobias, người Đức, hiện đang sinh sống tại Saipan, Mỹ, là nhà sáng lập ra Be.cash và Mitra. Cả hai bạn đều rất cởi mở, luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình, giống như hầu hết các lập trình viên mã nguồn mở khác.

Shammah rất tâm huyết với hệ thống Stamp của mình, đã đầu tư rất nhiều thời gian và công sức của bạn ấy vào Stamp, với mong muốn mang đến một phần mềm hữu ích cho mọi người. Và cũng như những phần mềm mã nguồn mở khác, Shammah gặp vấn đề về vốn và cách thức thu hồi vốn. Bạn ấy không muốn thu phí người dùng, cũng như là bán phần mềm của mình cho một nhà đầu tư nào đó, vì họ sẽ tìm cách thu hồi vốn bằng cách này hay cách khác, ví dụ như quảng cáo hay là thu thập dữ liệu người dùng… Ý định ban đầu của bạn ấy là sẽ phát hành phần mềm của mình trên mạng lưới Bitcoin ABC với mong muốn nhận được sự đầu tư của Bitcoin ABC. Thế nhưng tiến độ của Bitcoin ABC không được như mong đợi do những trở ngại từ cuộc phân tách với Bitcoin Cash, cộng với khả năng tài chính eo hẹp khi chính Bitcoin ABC cũng phải cắt giảm nhân sự từ 10 người xuống còn 4 người.

Mình đã trao đổi rất nhiều với Shammah. Có lẽ mình và cậu ấy có khá nhiều điểm chung, cả về mặt kỹ thuật, kinh tế tài chính lẫn tâm linh, nên mình rất thường hay nói chuyện với bạn ấytrên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhận thấy khó khăn của Shammah trong việc triển khai Stamp, mình đã đề nghị giúp đỡ để hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, việc không nhận được kinh phí từ mạng lưới khiến Shammah rất lo nghĩ, vì một phần mềm ngang hàng như Stamp cần phải được tích hợp với hệ thống. Mỗi khi người dùng sử dụng Stamp, họ đều gửi và nhận trực tiếp trên mạng lưới, tạo ra rất nhiều giao dịch và phát sinh phí giao dịch. Dù phí trên mỗi giao dịch là rất nhỏ, nhưng với số lượng giao dịch lớn thì rõ ràng là lợi ích của Stamp đối với hệ thống là rất lớn, và nên được xem là một phần mềm cốt lõi, trong khi đó Bitcoin ABC lại chú trọng vào việc phát triển nền tảng hơn là những ứng dụng người dùng. Với sự khác biệt về quan điểm, Shammah đã quyết định đi tìm những lựa chọn khác cho đứa con của mình. Một hôm cậu ấy đã đăng câu hỏi lên trên mạng xã hội về tình hình của Stamp và hỏi ý kiến về bước đi tiếp theo của Stamp. Mình gợi ý cho cậu ấy là với thực trạng của Stamp, có lẽ điều tốt nhất là tự phát hành token riêng.

Ý tưởng hình thành Lotus có lẽ phát nguồn từ đó.

Sau nhiều buổi trao đổi về việc phát hành, và thảo luận về những hạn chế của Bitcoin, mình đã kết nối Shammah với Tobias vì biết được Tobias cũng mong muốn tạo ra một đồng tiền ổn định để có những ứng dụng thiết thực và tránh việc đầu cơ, nhắm mục đích đưa Lotus đến với càng nhiều người càng tốt. Dự án Lotus đã dần được thành hình.

~ Give Lotus – Sư cho đi và tri ân ~

Cái tên Give Lotus cũng đến từ sự tình cờ. Một hôm Shammah nhắn cho mình thông báo là đã tìm được một cái tên cho dự án, và tin chắc rằng mình sẽ rất thích. Quả thực là mình cũng không nghĩ ra một tên nào đẹp hơn, nhất là với một người Việt Nam: Bông Sen – Lotus. Với cơ chế phát hành mới, Shammah nhận thấy điểm yếu của Bitcoin, khi người dùng phải bắt buộc mua Bitcoin mới có thể tiêu xài được, do không phải ai cũng có thể là miners. Và nếu phải đào và tốn năng lượng thì không ai có thể cho đi mà không có điều kiện gì cả. Chỉ khi nào có được một nguồn Lotus dồi dào và không tốn chi phí, khi đó mới có sự cho đi vô điều kiện. Cũng như khi gieo hạt, người gieo hạt chỉ cần chọn lựa nơi đất phì nhiêu màu mỡ hoặc có người biết nâng niu chăm sóc hạt giống để nảy mầm và phát triển thành cây, tránh gieo vào nơi khô cằn sỏi đá hoặc cho người không biết trân quý. Và dù ở nơi đâu đi nữa, hạn sen được gieo ra, khi gặp điều kiện thuận lợi, sẽ mọc thành cây sen và nở ra những bông sen tươi đẹp góp ích cho đời. Với ý nghĩa đó, cái tên Give Lotus đã được lựa chọn.

Với 50% lượng tiền mới phát hành cho miners trong hệ phân tán, và 50% còn lại phát hành cho hệ tập trung với 13 dự án khác nhau mang ý nghĩa của 13 cung hoàng đạo, dưới sự điều phối của nhạc trưởng Logos Foundation, Lotus mang đến sự hài hoà cho một mạng phân tán, trong m có Dương, Dương sản sinh m, m nuôi dưỡng Dương để tạo ra một dòng chảy chuyển hoá bất tận và bền vững, nhờ đó mà tạo ra vạn vật hữu dụng. Từ Logos Foundation với tâm ý tạo ra một đồng tiền cho tất cả mọi người trên trái đất này, biểu trưng cho lòng nhân ái, với trí tuệ và tài năng của mình đã tạo ra một mạng lưới ngang hàng P2P, với những thợ đào trên khắp năm châu tham gia khai thác và sản sinh ra Lotus, chia sẻ lại cho Logos Foundation, từ đó phân bổ đi cho những dự án khác nhau.

Give Lotus ví như một cái cây, với Lotus là nhựa sống. Bộ rễ khoẻ mạnh phát tán khắp mọi nơi chắt chiu những chất bổ dưỡng và nước để tạo nhựa sống nuôi cây. Những nhánh cây khoẻ mạnh đưa nhựa sống vươn đến những chiếc lá cao nhất, xa nhất, giúp lấy được nhiều ánh sáng mặt trời giúp cây phát triển. Bản thân nhánh cây đó sẽ trở thành những cành cây to, vững chãi trước mọi giông bão. Những cành cây yếu, không chuyển được nhựa cây đi sẽ bị yếu và dễ bị gió bẻ gãy. Kể cả gốc cây nếu không đưa được nhựa sống nuôi cây thì đã làm không tròn nhiệm vụ, và cây sẽ héo tàn và chết đi. Ngược lại, một gốc cây to khoẻ sẽ nuôi dưỡng được một tán cây to cao, cành lá xum xuê, bộ rễ vững chãi, tồn tại lâu bền, đơm hoa kết trái, tạo ra cả một hệ sinh thái riêng gồm cả muôn thú chim chóc và cả sâu bọ đến sinh sôi nảy nở cộng sinh.

Give Lotus cũng thế. Nhờ một hệ rễ vững mạnh với nguồn gốc từ mã nguồn Bitcoin, Lotus dành một phần năng lượng của mình để phát triển hệ thống thân cành lá của mình. Sở dĩ Lotus làm được điều này vì bộ rễ của mình đã hy sinh một phần dòng năng lượng Lotus tạo ra từ quá trình đào, để gốc cây và cành cây có được nhựa sống Lotus, chuyển tiếp nuôi những cành non và lá, vì bản thân thân cây không thể nào tạo ra được nhựa sống, mà phải xuất phát từ rễ. Từ đó, hệ sinh thái Lá sẽ chắt chiu năng lượng mặt trời và khí để nuôi dưỡng bộ rễ bằng những phần thưởng phát hành Lotus, vì giá trị của Lotus xuất phát chính từ người dùng và tính khả dụng.

Hạt giống Lotus đã được gieo, hệ rễ đã phát triển và cây đã đâm chồi nảy lộc. Những chiếc lá đầu tiên đã xuất hiện, tuy còn non nớt. Liệu rằng cây có thể phát triển trưởng thành và trở thành một trong những cây đại thụ, trường tồn cùng thời gian? Điều này có lẽ sẽ tuỳ thuộc nhiều vào môi trường cũng như sự chăm sóc vun xới ban đầu, nhưng một điều chắc chắn là những đóng góp của Give Lotus cho nhân loại sẽ trường tồn qua hệ thống mã nguồn mở, mà mình duyên may được tham gia và đóng góp.

The Token of Appreciation.

You may also like...

Leave a Reply