Hồ Sơ Twitter (The Twitter Files): Twitter đã gian lận trong những tranh luận xung quanh Covid như thế nào

Viết bởi David Zweig trên Twitter ngày 26 tháng 12 năm 2022

Twitter đã gian lận trong những tranh luận xung quanh Covid như thế nào

  • Bằng cách kiểm duyệt những thông tin đúng nhưng không phù hợp với các chính sách của chính phủ Mỹ
  • Bằng cách giảm uy tín của các bác sỹ và các chuyên gia khác đã không đồng tình (với chính sách)
  • Bằng cách áp chế những người dùng bình thường, kể cả khi họ chia sẻ những dữ liệu của chính CDC (Cục phòng và chống dịch bệnh Mỹ)

Từ trước đến giờ, Twitter Files – một chiến dịch phanh phui những bê bối bên trong Twitter và những lũng đoạn của giới chính trị với nền tảng mạng xã hội Twitter – đã tập trung vào những chứng cớ về những danh sách đen của Twitter; cách mà công ty vận hành như là một cơ sở của FBI (Cục điều tra liên bang Mỹ), và cách mà ban điều hành đã viết lại những luật của nền tảng để phục vụ cho mục tiêu chính trị của riêng họ.

Chúng tôi đã chưa đề cập đến chủ đề Covid. Trong bản báo cáo này, cho tổ chức The Free Press, là một mảnh trong chủ đề quan trọng này.

Chính phủ Mỹ đã gây áp lực lên Twitter và các mạng xã hội khác để tung hô một số nội dung và chèn ép các nội dung khác về Covid-19.

Trong những hồ sơ nội bộ của Twitter mà tôi đã được xem trong lúc làm nhiệm vụ cho The Free Press đã cho thấy cả hai chính quyền Trump và Biden đã trực tiếp gây áp lực lên ban điều hành Twitter để kiểm duyệt những thông tin về dịch bệnh trên nền tảng theo quan điểm của họ.

Vào thời điểm khởi phát của dịch, theo những ghi chú trong các buổi hội thoại, chính quyền Trump đã đặc biệt quan ngại về việc mua trữ hàng do lo sợ. Họ đã gõ cửa để tìm kiếm sự giúp đỡ từ các công ty công nghệ để chống lại các thông tin sai lệch về viêc vơ vét trong các cửa hàng thực phẩm. Tuy nhiên … việc vơ vét đó lại đã xảy ra.

Không chỉ mỗi Twitter. Những buổi hội thoại với Nhà Trắng của Trump cũng có sự tham gia của Google, Facebook, Microsoft và những công ty khác.

Khi Biden lên nắm quyền, một trong những yêu cầu hội thoại đầu tiên của họ với ban điều hành Twitter là về Covid. Tiêu điểm là về “những tài khoản chống vaccine”. Đặc biệt là Alex Berenson:

Trong mùa hè năm 2021, Biden nói rằng các công ty mạng xã hội đã đang giết người vì đã cho phép truyền bá thông tin sai lệch về vaccine. Berenson đã bị khóa tài khoản vài giờ sau lời phát biều của Biden, và bị xóa khỏi nền tảng một tháng sau đó.

Berenson đã kiện lại (và đã dàn xếp được với) Twitter. Trong quá trình nghị án, Twitter đã phải trình bày một số những trao đổi nội bộ, trong đó đã đưa ra chứng cứ về các áp lực của Nhà Trắng lên công ty để xuống tay với Berenson.

Trong một bản tóm tắt vào tháng 12 năm 2022 của những buổi hội đàm với Nhà Trắng bởi Lauren Culbertson, Người đứng đầu Chính Sách Công Chúng của Twitter, đã cũng cấp thêm bằng chứng của những chiến dịch gây áp lực của Nhà Trắng, và khẳng định thêm việc họ đã lặp đi lặp lại những nỗ lực để trực tiếp gây ảnh hưởng đến nền tảng.

Culbertson đã việt rằng đội nhóm Biden đã rất bực mình vì Twitter đã không mạnh tay hơn trong việc loại bỏ hàng loạt các tài khoản. Họ muốn Twitter phải làm nhiều hơn nữa.

Ban điều hành Twitter không hoàn toàn đầu hàng trước những mong muốn của đội nhóm Biden. Trong một cuộc kiểm tra toàn diện các trao đổi nội bộ tại công ty đã cho thấy các nhân viên đã tranh luận về các trường hợp kiểm duyệt một cách rất chi tiết, và nhiều khía cạnh khác hơn là chỉ những chứng cứ được cung cấp bởi chính phủ về vấn đề tự do ngôn luận.

Tuy nhiên Twitter đã áp chế sự phát tán trong đó có rất nhiều thông tin từ các bác sỹ và chuyên gia khoa học nếu đi ngược lại với chủ kiến của Nhà Trắng. Kết quả là, những phát hiện và những câu hỏi chính đáng có thể mở rộng những tranh luận công khai, đã bị ém nhẹm đi.

Có 3 vấn đề nhức nhối với quy trình xử lý của Twitter:

  1. Đa phần việc kiểm duyệt nội dung được xử lý bởi thuật toán (bots), được tinh chỉnh bởicông nghệ machine learning (học máy) và AI (trí tuệ nhân tạo) – rất ấn tượng với khả năng công nghệ của họ, nhưng lại quá đỗi thô sơ với những vấn đề tế nhị đó.
  2. Các nhân viên hợp đồng, ở những nơi như Philippines, cũng đã được giao việc kiểm duyệt nội dung. Họ được đưa ra cây quyết định mẫu để tham khảo trong quá trình đánh giá, nhưng việc giao cho những người không có chuyên môn để đánh giá các bài đăng với các chủ đề phức tạp như myocarditis (viêm cơ tim) và mức độ hiệu quả của khẩu trang đã dẫn đến những sai phạm lớn.
  3. Điều quan trọng nhất, quy trình dừng lại ở các nhân viên vị trí cao cấp, khi họ chọn những thông tin đầu vào cho thuật toán (bots) và cây quyết định, và những quyết định chủ quan về những trường hợp cần được tuyên truyền hoặc áp chế. Như với bất cứ một ai hoặc tổ chức nào, đều có những khuynh hướng thiên vị theo các các nhân và tập thể.

Với Covid, sự thiên vị này đã bị ngả mạnh về các lập trường cố hữu.

Không khỏi ngạc nhiên khi những thông tin chống đối nhưng chính đáng đã bị dán nhãn là thông tin sai lệch, và các tài khoản của các bác sỹ và những người khác đã bị khóa mà không được phép nói ra chính kiến hoặc những thông tin được chứng minh là đúng đắn.

Ví dụ điển hình: Martin Kulldorff, một chuyên gia về dich tễ học của trường Harvard Medical School. Dr. Kulldorf thường phát biểu những góc nhìn khác hẳn với các nhà chức trách về Y Tế Đại Chúng của chính phủ Mỹ và những người Mỹ cách tả, là tổ chức chính trị được ủng hộ bởi hầu hết các nhân viên tại Twitter.

Sau đây là một bài viết của ông về vaccine vào ngày 13 tháng 3 năm 2021:

Chú dịch: Không. Suy nghĩ rằng bất cứ ai cũng phải tiêm phòng là phản khoa học. Đó là suy nghĩ không một ai nên có. COVID vaccine quan trong nhất cho người già có nguy cơ cao, và những người chăm sóc cho họ. Những người đã bị nhiễm covid tự nhiên không cần vaccine. Cả trẻ em cũng vậy.

Các thư nội bộ đã dẫn chứng “ý định hành động” bới một kiểm soát viên của Twitter, nói rằng Kulldorff đã vi phạm chính sách thông tin sai lệch về Covid-19 của công ty, và cho rằng ông ta đã chia sẻ thông tin sai.

Tuy nhiên tuyên bố của Kulldorff là một ý kiến chuyên gia, và nó có vẻ phù hợp với các chính sách vaccine của rất nhiều các nước khác trên thế giới.

Tuy vậy, bài viết đã bị đánh dấu là “thông tin lệch lạc” bởi các kiểm duyệt viên của Twitter, chỉ vì nó khác so với các hướng dẫn của CDC. Sau khi Twitter ra ra tay ngăn chặn, những bài đăng của Kulldorff đã bị dán nhãn “thông tin lệch lạc” và tất các các câu trả lời hoặc “likes” đã bị khóa, làm vô hiện hóa các bài viết của ông khỏi tầm nhìn và không thể được chia sẻ bới những người khác, mà đó lả chức năng chính của nền tảng.

Trong quá trình kiểm tra các tài liệu nội bộ, tôi đã phát hiện ra vô số những bài đăng về vaccine và chính sách dịch bệnh đã bị dán nhãn “thông tin lệch lạc” hoặc bị gỡ bỏ hoàn toàn, một số trường hợp dẫn đến việc phong tỏa tài khoản, chỉ vì họ đã đi ra khỏi những chỉ định của CDC hoặc khác biệt với những chính kiến cố hữu.

Ví dụ như bài viết của KellyKga, một tài khoản tự xưng là kiểm tra những dữ liệu về sức khỏe cộng đồng với hơn 18 nghìn người theo dõi, đã bị dán nhãn “thông tin lệch lạc”, và chức năng “trả lời” và “likes” đã bị khóa, chỉ vì đã đưa thông tin rằng Covid không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của trẻ em, mặc dù là bài viết đã dẫn chứng dữ liệu của chính CDC.

Chú dịch: Quả thực là một ví dụ quá tốt về cách chọn mặt gửi vàng. Nếu bạn thu hẹp dữ liệu đến một số tháng nào đó mà bạn chọn, mà bao gồm những tháng có đợt bùng dịch Covid lớn nhất (như đã diễn ra trên toàn thế giới), VÀ bạn bỏ qua tất cả những cái chết không do dịch bệnh khác, VÀ bạn bỏ qua ung thư, đột quỵ, SIDS (chết bất đắc kỳ tử), thì Covid là “nguyên nhân chính”.

Những dữ liệu nội bộ đã cho thấy rằng một con bot (thuật toán) đã đánh dấu bài viết trên, và cho rằng bài viết đã nhận được rất nhiều “tattles” (sự nghi vấn – là thuật ngữ mà hệ thống dùng để ám chỉ một cách châm biếm cho những báo cáo từ người dùng). Điều này đã kich hoạt quy trình kiểm duyệt thủ công bởi một con người mà, mặc dù bài đăng đã dẫn chứng dữ liệu thật của CDC, vẫn cố tình dán nhãn bài viết đó là “thông tin lệch lạc”. Điều đáng nói là, bài đăng của KelleyKga bị gắn nhãn là “thông tin lệch lạc” đó là để trả lời cho một bài đăng có chứa thông tin sai lệch thực sự

Covid chưa bao giờ là nguyên nhân chính gây ra cái chết do dịch bệnh của trẻ em. Mặc dù vậy, bài viết sai lệch đó (mà KelleyKga đã trả lời), không những vẫn tồn tại trên nền tảng, mà lại không bị bất cứ nhãn mác “thông tin lệch lạc” nào cả.

Cho dù là kiểm duyệt bởi con người hoặc thuật toán, nếu như nội dung trái ngược mặc dù là đúng và do con người thực sự đưa ra thông tin đó, đều vẫn bị đánh dấu và bị ém nhẹm đi.

Đôi khi việc này được làm một cách ngấm ngầm. Như đã được báo cáo bởi The Free Press, Dr. Jay Bhattacharya, một giáo sư Stanford về chính sách sức khỏe, người đã tranh luận về việc bảo vệ một cách có chủ đích cho người có nguy cơ, và gỡ bỏ phong tỏa, đã bị bí mật bỏ vào danh sách đen Trends Blacklist.

Nhưng có rất nhiều trường hợp công khai. Như tác giả của bài viết được đính kèm sau đây là của một dược sỹ, người đứng sau tài khoản Twitter “Infectious Disease Ethics”. Bài đăng đã bị dán nhãn “thông tin lệch lạc” mặc dù nó dẫn chứng kết của của một công trình nghiên cứu được thẩm định cùng cấp (peer reviewed) đã phát hiện ra một mối liên hệ giữa vaccine mRNA và bệnh tim ngừng đập cấp tính ở các thanh niên trẻ tuổi ở Israel.

Andrew Bostom, một dược sỹ đảo Rhode Island, đã bị khóa tài khoản vĩnh viễn khỏi Twitter sau khi nhận được hàng loạt các cảnh báo về “thông tin sai lệch”. Một trong những cảnh báo của ông là do một bài đăng dẫn chứng đến kết quả của một nghiên cứu đã được thẩm định ngang hàng (peer-reviewed). Bài nghiên cứu này đã phát hiện ra sự suy yếu của mật độ tinh trùng và tổng lượng hoạt dộng trong các tinh trùng được hiến tặng sau khi tiêm vaccine mRNA.

Dữ liệu của Twitter đã hé mở rằng một cuộc điều tra nội bộ, được thực hiện bởi Twitter sau khi luật sư của Bostom liên hệ với công ty, đã cho thấy rằng chỉ có một bài đăng của Bostom là vi phạm.

Bài duy nhất bị phát hiện vi phạm chính sách của Twitter là do chỉ dẫn về dữ liệu và đưa ra kết luận hoàn toàn hợp pháp. Vấn đề ở đây là bài viết đó không phù hợp với luận điểm chính thống về sức khỏe cộng đồng về sự tương quan giữa rủi ro của cúm và Covid đối với trẻ em.

Chú dịch: Dữ kiện của Mỹ và địa phương đảo Rhode Island: Bệnh cúm mùa còn nguy hiểm hơn covid-19 đối với trẻ em, trong khi việc tiêm chủng covid-19 tạo ra rất rất nhiều biến chứng nguy hiểm hơn tiêm chủng cúm mùa đối với trẻ em.

Bài đăng này đã được đánh dấu không những bởi thuật toán bot mà còn do quy trình thủ công, thực hiện bởi một con người bằng xương bằng thịt, cho thấy một minh chứng hùng hồn chứng tỏ rằng sự thiên vị trong cả thuật toán và con người ở Twitter như thế nào. “Điều đó thật sự không công bằng”, Bostom bảo tôi khi tôi gọi cho ông ấy để chia sẻ những phát hiện của tôi cho ông ấy. “Khắc phục điều này như thế nào đây? Tôi phải làm gì đây bây giờ?” (Tài khoản của ông ấy đã được khôi phục, cùng với nhiều tài khoản khác, vào ngày lễ Christmas vừa rồi).

Một ví dụ nữa của sự thiên vị chủ quan đã điễn ra một cách tán loạng là sự phản ứng về bài đăng sau đây của cựu tổng thống Mỹ Trump. Rất nhiều bài đăng của Trump đã dẫn đến những tranh luận nội bộ nảy lửa trong nội bộ Twitter. Và bài đăng này cũng không phải là ngoại lệ.

Chú dịch: Tôi (Donald Trump) sẽ rời khỏi trung tâm y tế tuyệt vời Walter Reed hôm nay vào lúc 6:30 tối. Cảm giác rất tốt! Đừng e sợ Covid. Đừng để nó xâm chiếm cuộc sống của bạn. Chúng ta đã phát triển, dưới nền chính thể Trump, một số thuốc và kiến thức tuyệt vời. Tôi cảm thấy tốt hơn cả 20 năm về trước!

Trong một trao đổi như trong mơ, Jim Baker, lúc đó là Phó Tổng Tư Vấn của Twitter, đã hỏi tại sao việc bảo cho người khác không lo sợ covid không phải là sự vi phạm của chính sách thông tin sai lệch về Covid-19 của Twitter.

Trong đoạn trả lời của Yoel Roth, cựu lãnh đạo của ban Tin Cậy và An Toàn, đã phải giải thích lại rằng sự lạc quan không phải là thông tin sai lệch.

Hãy nhớ lại trường hợp của @KelleyKga với bài đăng về dữ liệu của CDC? Đoạn hồi âm lại của Twitter trong một cuộc trao đổi (xem dưới đây), về việc tại sao bài đăng của cô ấy lại bị dán nhãn “thông tin lệch lạc”, đã nói lên nhiều điều:

“Chúng tôi ưu tiên kiểm tra và dán nhãn những nội dung có thể dẫn đến việc tăng cường sự ảnh hưởng hoặc lan tỏa.”

Trong suốt đợt dịch, Twitter đã liên tiếp tiếp nhận những luồng chỉ đạo của chính phủ cho rằng ưu tiên cho việc giảm nhẹ (các tác dụng phụ của vaccine) lên trên những quan ngại khác là biện pháp tốt nhất đối phó với dịch bệnh. Những thông tin nghi vấn về cách làm đó đó, ví dụ như việc chỉ ra rằng ít có rủi ro cho trẻ em từ virus, hoặc đưa ra những hoài nghi về sự an toàn và hiệu quả của vaccine – đều bị đặt dưới sự kiểm duyệt và áp chế.

Đây không phải chỉ đơn thuần là câu chuyện về quyền lực của Big Tech (các ông trùm công nghệ) hoặc của báo chí truyền thống đã định hình lên những cuộc tranh luận của chúng ta – mặc dù điều đó thật là hiển nhiên.

Cuối cùng thì, đó như là những câu chuyện về trẻ em trên khắp đất nước, những bạn nhỏ đã bị ngăn cản đến trường, đặc biệt là những trẻ em có xuất thân hèn kém, mà giờ đây đã bị bỏ lại phía sau hàng dặm so với các trẻ em giàu có khác về các môn toán và tiếng Anh. Đó là câu chuyện của những người đã chết không ai nương tựa. Đó là câu chuyện của những doanh nghiệp nhỏ đã phá sản. Đó thậm chỉ là câu chuyện của những thanh niên tuổi đôi mươi đã mang mặt nạ vĩnh viễn ngay tại trung tâm San Franciso, những người mà sẽ không bao giờ quay lại được với cuộc sống bình thường.

Nếu như Twitter đã cho phép một diễn đàn mở cho phép tranh luận tự do mà họ đã tự cho rằng họ tin tưởng vào, thì những câu chuyện trên có khác đi hay không?

Nguồn Twitter / The Free Press.

You may also like...

Leave a Reply