Cho Đi Là Còn Mãi

Bằng thuật toán đơn giản và thông minh Log2(Difficulty), Lotus đã đưa ra giải pháp kiểm soát được lượng cung cầu, nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong qui trình sản xuất Lotus. Giờ đây, mọi người có thể yên tâm tích trữ Lotus mà không lo ngại mất giá, vì giá trị của Lotus sẽ ngày càng tăng theo nhu cầu sử dụng. Và người dùng vẫn có thể yên tâm dùng Lotus trong nhu cầu trao đổi hàng ngày vì Lotus có chính sách ổn định giá tự động trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng nhất của Lotus lại chính là ở việc xây dựng một văn hóa cho đi. Không phải ngẫu nhiên mà Lotus được lấy tên là Give Lotus. Văn hóa này xuất phát từ một thay đổi quan trọng trong qui trình phát hành Lotus.

Trước đây, khi những đồng tiền mới phát hành ra thì tất cả lượng phát hành mới đều được chi trả hết cho miners (thợ đào). Và vì số lượng phát hành không dựa theo chi phí năng lượng mà lại cố định và giảm dần (halvening), cho đến khi không còn đồng tiền mới được phát hành nữa. Điều này là để giúp những người tham gia ban đầu được lợi khổng lồ vì sự mạo hiểm rủi ro của hệ thống non trẻ. Tuy nhiên, chính sách này tạo ra sự khan hiếm về lâu dài, gây đến sự biến động lớn về giá, gây ra rủi ro lớn cho những người tham gia về sau, gây ra tâm lý FOMO (Fear of Missing Out). Sự biến động về giá này cũng làm cho việc sử dụng những đồng tiền khan hiềm trong trao đổi hàng ngày là không khả thi. Việc chi trả 100% cho miners cũng làm cho chi phí điện năng tăng tuyến tính theo giá của đồng tiền, gây nên sự hao phí lớn mang đến sự bất hợp lý trong cơ cấu phân phối giá trị của mạng lưới.

Giá trị của mạng lưới được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt quan trọng chính là người dùng và các nhà phát triển (Xem thêm hình Network values).

Giá trị hệ thống

Như vậy, với một mạng ngang hàng P2P, mặc dù có vẻ giá trị được tạo ra do có thợ đào (miners) đảm bảo sự an toàn của hệ thống nên tạo ra sức mạnh của hệ thống. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ cơ chế hoạt động của mạng ngang hàng P2P, thì thực chất mọi giá trị được xuất phát từ người dùng. Nếu không có người dùng sẽ không có thợ đào và hệ thống sẽ bị lãng quên và vô giá trị.

Một điểm nữa là thợ đào phải sử dụng phần mềm do các nhà phát triển viết ra, họ phải tuân thủ theo những nguyên tắc của phần mềm đó và sử dụng năng lượng điện để đảm bảo sự an toàn an ninh của hệ thống. Đến đây mọi người sẽ cảm thấy rằng vì thợ đào tốn năng lượng để đảm bảo an ninh hệ thống nên họ phải được hoàn toàn số lượng đồng tiền được phát hành ra vì sự an toàn là điều quan tâm đầu tiên của bất cứ hệ thống ngang hàng nào. Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, thợ đào chỉ đơn giản là sử dụng phần mềm do các nhà phát triển viết ra, họ chỉ đơn giản là mua máy và tiêu thụ điện năng để vận hành hệ thống. Việc phát triển và duy trì một hệ thống phần mềm, đặc biệt là hệ thống ngang hàng P2P là rất phức tạp và yêu cầu trình độ chuyên môn và kinh nghiệm rất cao. Điều trớ trêu là từ trước đến giờ, các nhà phát triển không nhận được bất cứ một phần nào trong giá trị hệ thống tạo ra. Họ phát triển và duy trì phần mềm bằng niềm vui và đam mê, và đa phần chỉ là công việc làm thêm của họ sau giờ làm việc. Thế nhưng giá trị hệ thống được tạo ra đa phần từ người dùng, trong khi đó hệ thống càng ngày càng phát triển, phức tạp hơn, quy mô hơn với những nhu cầu sử dụng đa dạng hơn với sự phát triển vượt bậc của thế giơi công nghệ và từ thói quen người dùng. Sự đam mê trờ thành gánh nặng.

Mặc dù hệ thống P2P blockchain có công nghệ nền tảng an toàn và ổn định, nhưng sự duy trì và phát triển xảy ra rất châm chạp đặc biệt là về trải nghiệm người dùng và hệ sinh thái chung. Đây là một nghịch lý trong sự phát triển của blockchain.

Với Lotus, ngoài yếu tố kỹ thuật, sự khác biệt quan trọng nhất của Lotus đó chính là tạo ra một hệ sinh thái bền vững và công bằng, đưa vị trí các nhà phát triển lên ngang hàng với thợ đào và lấy trọng tâm là phát triển người dùng bằng cách xây dựnghệ sinh thái bền vững.

Với Lotus, số lượng Lotus phát hành ra được chia đều cho thợ đào và cho các nhà phát triển. Một phần sẽ được giữ lại để duy trì và phát triển hệ thống nền tảng. Những phần còn lại sẽ được phân bổ đều cho những dự án phát triển hệ sinh thái khác nhau tùy theo từng thới điểm, trong đó quan trọng nhất là tập trung phát triển người dùng, những cộng tác viên và những người quan tâm ủng hộ. Đặc biệt, Lotus sẽ hộ trợ cho nhưng dự án liên quan đến những lĩnh vực như sau:

– Phần mềm mở (Open Source)

– Quyền riêng tư mạng (Digital Privacy)

– Trợ giúp nhân đạo (Humanitarian Effort)

– Nông nghiệp bền vững (Permaculture)

– Năng lượng tái tạo (Renewable Energy)

– Quyền con người (Human Rights)

Tôn chỉ hoạt động của Lotus là sẽ sử dụng những giá trị được tạo ra từ người dùng để phục vụ lại cho những mục đích chung tốt đẹp và mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người. Khi mọi người sử dụng và chấp nhập Lotus là đã đóng góp vào cho sứ mệnh chung là xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Và cách tốt nhất để có được Lotus đó chính là tham gia và giúp đỡ hệ thống. GiveLotus.org mong muốn sử dụng Lotus như là những món quà tri ân cho bất cứ mọi sự giúp đỡ ủng hộ mà không cần một điều kiện ràng buộc nào. Những hạt sen được gieo ra, sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở thành những bông sen mang lại những giá trị cho xã hội.

Cho đi là còn mãi.

You may also like...

Leave a Reply