Nghịch lý thế giới mã nguồn mở

Một trong những lĩnh vực Lotus chú trọng phát triển đó chính là lĩnh vực mã nguồn mở. Ngay bản thân Lotus cũng là một dự án mã nguồn mở. Phần mềm của Lotus được xây dựng trên mã nguồn của Bitcoin được phát triển từ năm 2008 đến nay và đã được phân nhánh ra để tiếp tục phát triển riêng cho Lotus. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình phát triển mã nguồn Lotus, sửa lỗi, hoặc đơn giản là có thể lấy mã nguồn Lotus để xây dựng phần mềm cho chính mình để đảm bảo an toàn, hoặc có thể xây dựng một mạng lưới mới và phát hành token mới.

Đây là điều kì diệu của mã nguồn mở. Cuộc cách mạng mã nguồn mở bắt đầu từ những năm 90 đã mang lại một sự thay đổi lớn lao không những trong lĩnh vực phần mềm, mà cả phần cứng và đặc biệt là trong cuộc sống hàng ngày. Hầu như tất cả mọi phần mềm hoặc trang web các bạn đang sử dụng đều có phần nào đó là từ mã nguồn mở. Từ hệ thống máy chủ, máy trạm, hệ điều hành máy tính, điện thoại, đến máy phát wifi, đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh, chuông báo cửa…. Mã nguồn mở hiện diện ở tất cả mọi nơi.

Thế nhưng, thế giới đằng sau sự phát triển vũ bão của mã nguồn mở không tươi đẹp như trên bề mặt. Các lập trình viên tham gia phát triển mã nguồn mở hầu hết xuất phát từ niềm đam mê. Họ thường có công việc chính ở công sở, và dành thời gian rảnh rỗi để phát triển mã nguồn mở mình yêu thích. Thế nhưng dần dần niềm đam mê trở thành gánh nặng khi họ phải bỏ công sức để hỗ trợ người dùng và duy trì hệ thống. Công việc này chẳng lý thú chút nào cả. Công nghệ thì trở nên cũ kỹ và hệ thống ngày càng nên chậm chạp. Trong khi đó người dùng có những yêu cầu quái đản, họ có thể gửi cho lập trình viên một ít tiền nào đó, thậm chí chỉ 1 dollar, nhưng đòi hỏi phải có những tính năng phức tạp, và trong thời gian không tưởng. Đôi khi có cả những lời đe dọa….

Những sức ép này nghe có vẻ là bình thường đổi với bất cứ công việc kinh doanh phần mềm nào, Thế nhưng trong các dự án mã nguồn mở thì người phát triển phần mềm không có bất cứ một doanh thu đáng kể và ổn định nào từ sản phẩm của mình, cũng nhưng không có một ràng buộc pháp lý nào với sản phẩm của mình làm ra. Điều này, cộng với sự phức tạp ngày càng gia tăng của công việc, khiến cho các lập trình viên mã nguồn mở trở nên mất hứng thú, mệt mỏi và chán nản trong việc duy trì phần mềm của mình, và đa số chọn việc từ bỏ dự án do chính mình tạo ra, làm nguy hại đến sự an toàn của phần mềm và người dùng. Có những sự cố mã nguồn mở ảnh rất lớn đến kinh tế và thông tin người dùng đã và đang xảy ra. Thực tế là ai cũng biết những lỗ hổng an ninh này, nhưng những lỗ hổng này vẫn tồn tại trong thời gian rất lâu, thậm chí cả vài năm, mà không ai sửa lỗi, một mặt là vì lý do kinh phí, một mặt là khả năng kỹ thuật và sự phức tạp của hệ thống.

Một nghịch lý nữa của mã nguồn mở đó là do đặc tính bất cứ ai cũng có thể sao chép mã nguồn mở mà không cần phải trả phí cấp phép cho nhà sáng lập. Do đó, một khi một tính năng được phát triển với chi phí cao ở một đôi nhóm, tính năng này được sao chép lại chỉ trong vòng vài phút (value capture). Đã có nhiều cố gắng để mang lại nguồn thu nhập ổn định cho lập trình viên mã nguồn mở, nhưng đều thất bại vì yếu tố này. Đa phần đều thành lập ra những tổ chức doanh nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận từ mã nguồn mở bằng cách thu phí hỗ trợ (support), hoặc tạo ra những tính năng thu phí mà không phải là mã nguồn mở. Điều này dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” (tragedy of the commons), những bộ phận nền tảng bị bỏ rơi không được đầu tư duy trì, chủ yếu tập trung vào những tính năng có thể mang lại lợi nhuận tức thì.

Đây là một muc tiêu của Lotus hướng tới. Với tính năng tự phát hành coins của mình, Lotus chia 1/2 số lượng phát hành vào kinh phí phát triển nền tảng và hệ thống, đảm bảo được thu nhập cho đội ngũ phát triển một cách ổn định và bền vững. Mạng lưới ngày càng phát triển thì thu nhập càng tốt hơn, nhờ đó đội nhóm có thể tập trung cho việc phát triển nền tảng mã nguồn mở mà không lo việc bị sao chép và ăn cắp. Lý do thật đơn giản: Bạn không thể sao chép hệ thống. Bài viết số #2 có đề cập về giá trị hệ thống. Giá trị này đến từ người dùng. Cần phải có thời gian và công sức mới có thể tạo được niềm tin người dùng, đâu phải chỉ qua những cú nhấp chuột hoặc gõ bàn phím….

Vậy nên, với cơ chế phát hành và phân bổ kinh phí của Lotus, đội ngũ phát triển sẽ toàn tâm toàn ý để phát triển nền tảng mã nguồn mở, với hy vọng tạo ra giá trị không chỉ cho Lotus mà cả nhân loại. Lotus sẵn sàng chia sẽ phần mềm của mình cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào muốn phát triển riêng rẽ trên nền tảng Lotus. Điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi triệt để trong văn hóa cộng đồng mã nguồn mở, góp phần đưa mã nguồn mở trở thành nơi thực sự chia sẻ và đóng góp vào nền tảng trí tuệ nhân loại. Bên cạnh đó, không chỉ đầu tư cho những dự án cốt lõi, Lotus sẵn sàng hỗ trợ những dự án và dịch vụ khác có tiềm năng mang lại lợi ích chung.

Tất cả đến từ sự Cho Đi.

Xin được trích dẫn nguyên văn đoạn kết của một bài báo của tạp chí Wire đề cập đến vấn đề này:

“But we need to rethink the very idea of what crowdsourcing is capable of—and understand that it is perhaps more limited than promised. The open source revolution has been carried on the backs of some very weary people.”

Tham khảo:

https://www.wired.com/story/open-source-coders-few-tired/: Nghịch lý thế giới mã nguồn mở

You may also like...

Leave a Reply