Bài toán năng lượng

Hầu như mọi vật được tạo nên từ năng lượng. Từ những hạt nguyên tử đến hạt cát, cái xe ô tô, tàu lửa, ngôi nhà, trái đất, mặt trời… Thậm chí ý nghĩ cũng là một dạng năng lượng. Bitcoin được tạo nên từ phát kiến độc đáo của tài khoản mật danh Satoshi Nakamoto, cũng xuất phát từ việc sử dụng năng lượng để giải thuật toán. Thuận toán này dựa trên nguyên tắc xác suất thông kê trên cơ sở năng lượng tiêu thụ của mỗi hệ thống máy tính mà được luân phiên cấp quyền phát hành token mới. Chính vì dựa trên năng lượng nên hệ thống đảm bảo được sự công bằng và phân tán, khác với những hệ thống phát hành dựa trên số lượng tokens nắm giữ (Proof of Stake).

Lần đầu tiên trong lịch sử, các máy tính tham gia vào một trò chơi trông có vẻ là may rủi để tìm kiếm phần thưởng mà không phải thông qua một đơn vị tổ chức nào. Có năng lượng được bỏ ra, và có sự kiên trì, thì phần thưởng sẽ đến. Số lượng phần thưởng nhiều hay ít tùy vào mức độ năng lượng bỏ ra nhiều hay ít. Cuộc chơi tưởng chừng là may rủi nhưng lại lại trở nên rất công bằng, không lệ thuộc và một tổ chức cá nhân nào đứng ra định đoạt kẻ thắng người thua, không cần phải xin phép hoặc đăng ký. Chỉ cần có máy tính đủ mạnh, đường truyền internet và điện năng. Đây là lý do những hệ thống phát hành dựa trên năng lượng như Bitcoin được gọi tên là Proof of Work – Chứng thực làm việc, nôm na là có làm thì mới có ăn.

Phát kiến này có ý nghĩa rất lớn, lần đầu tiên một mạng ngang hàng có thể tạo ra được một vật ngang giá được chấp nhận bởi tất cả mạng lưới, nhưng lại được tạo ra bởi từng phần tử tham gia mạng lưới, gọi chung là đồng tiền (token). Vì phải tốn năng lượng để tạo ra đồng tiền, nên đồng tiền chung trở nên có một giá trị nhất định nào đó. Ban đầu, những đồng này được dùng để gửi qua lại cho nhau giữa những người yêu thích công nghệ blockchain. Chủ yếu là vì sự vui thú, cũng như là để tỏ lòng tri ân. Dần dần, những đồng này có giá trị quy đổi lớn hơn và được sử dụng để trao đổi với những vật phẩm hữu hình khác. Giao dịch trao đổi đầu tiên có lẽ là 10.000 Bitcoin được dùng để đổi lấy 2 miếng bánh Pizza, câu chuyện này rất nổi tiếng trong giới Blockchain, và có hẳn một ngày riêng cho sự kiện này, gọi là Pizza Day.

Có thể nói là Bitcoin tokens giống như là việc số hóa năng lượng vào cơ sở dữ liệu máy tính vậy. Tất nhiên là chi phí năng lượng và giá trị của những đồng tiền có thể hoàn toàn khác nhau, tùy theo quan hệ cung cầu và tâm lý người dùng. Ở khoản này, có lẽ Bitcoin đã có một tính toán khá khôn khéo khi lập trình cơ chế sản xuất của mình. Mặc dù Bitcoin tokens được sản xuất dựa trên năng lượng, nhưng số lượng token lại được sản xuất cố định, ban đầu với 50 Bitcoin tokens trên mỗi block, và càng này càng ít dần. Cứ mỗi 4 năm, số lượng sản xuất lại giảm đi một nửa, gọi là halvening, cho đến khi có 21 triệu Bitcoins được sản xuất thì sẽ không còn Bitcoin nào được sản xuất nữa. Đây là một chiến thuật tạo ra sự khan hiếm về sau, nhằm mang lại lợi ích lớn cho những người tham gia ban đầu. Thử nhìn lại giá trị của Bitcoin từ lúc có giao dịch đầu tiên đến thời điểm hiện tại thì đủ thấy sự tăng trưởng giá cả khủng khiếp của Bitcoin. Việc Bitcoin có đáng giá như vậy không, không nằm trong khuôn khổ bài viết này. Tuy nhiên có những điểm bất lợi trong mô hình sản xuất của Bitcoin như đã đề cập đến trong bài viết trước – Lotus và Năng Lượng. Có lẽ điều này là thích hợp trong thời điểm ban đầu khi mà blockchain còn khá xa lạ với hầu hết tất cả mọi người, và hệ sinh thái cũng không có gì ngoài những chiếc máy đào. Khi đó blockchain rất cần những nhà tiên phong cũng như những nhà đầu tư mạo hiểm để giúp Bitcoin phát triển một cách nhanh chóng chỉ trong vòng 10 năm.

Tuy nhiên cơ chế này cũng làm cho Bitcoin mang nhiều tính đầu cơ. Miners và nhà đầu cơ cạnh tranh nhau để khai thác Bitcoin vượt trên giá trị thực sự của nó với mong muốn kiếm lời trong tương lai vì số lượng Bitcoin khai thác được trong tương lai sẽ ngày càng ít dần, do cơ chế đồng hồ đếm ngược.

Rút kinh nghiệm từ những điểm yếu của cơ chế phát hành cứng nhắc và hạn chế của Bitcoin, Lotus ra đời với thuật toán linh động khi số lượng phát hành tỉ lệ thuận với chi phí năng lượng, giúp mang trở lại ý nghĩa cơ bản là một dạng năng lượng được số hóa. Thời điểm phát hành không còn ý nghĩa hạn chế đối với số lượng phát hành Lotus nữa, thay vào đó là sự điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. Càng nhiều người sử dụng Lotus, Lotus tokens có giá trị hơn, nhờ đó nhiều Lotus được sản xuất ra hơn và chi phí năng lượng cũng cao hơn. Ngược lại khi nhu cầu giảm, giá trị Lotus giảm, chi phí năng lượng sẽ giảm theo và lượng Lotus sản xuất ra cũng sẽ giảm theo. Chính nhờ cơ chế linh động này mà giá trị của Lotus được gắn với giá trị năng lượng, cùng với những giá trị hệ thống khác, giúp mở ra một giá trị sử dụng thực thụ cho Lotus. Với triết lý “Cho Đi” của Lotus gắn liền với biểu tượng Sự Tri Ân, vốn dĩ là ý nghĩa nguyên thủy trong mối quan hệ người với người thuở ban sơ. Khi ta nhận một bát cơm, ta cảm ơn người nông dân đã làm ra hạt thóc, cảm ơn người đã giã xay những hạt thóc ra những hạt gao, cảm ơn người vận chuyển đến nơi ta sống, cảm ơn người đã nấu nên bát cơm bổ dưỡng cho ta ăn để sống mỗi ngày. Dòng năng lượng được chuyển đổi thành những mã nhị phân của máy tính giúp ta có thể có một vật ngang giá có giá trị để nhờ đó gửi lời cảm ơn đến những người ta hàm ơn, giúp cho mạch sống được lan tỏa trong cộng đồng rộng lớn, dủ ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, không bị ràng buộc bởi một giới hạn địa lý và xã hội nào. Không chỉ đơn thuần là những lời cảm ơn, ta đã truyền đi một năng lượng cho những người nhận Lotus của ta, và dòng năng lượng đó sẽ tiếp tục luân chuyển để giúp đỡ những người đã nhận Lotus một cách thiết thực trong đời sống hằng ngày.

Một khía cạnh khác của bài toán năng lượng đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Theo giả thuyết Moore thì cứ mỗi 18 tháng, khả năng tính toán của máy tính được tăng lên gấp đôi. Điều này vẫn đúng sau hơn 30 năm. Trước đây cũng đã có một số đề xuất phát hành tokens dựa trên năng lượng, nhưng do giả thuyết Moore nên không được chấp nhận vì không ai muốn nắm giữ một đồng tiền mà giá trị giảm một nửa trong vòng một năm rưởi cả. Với Lotus, điều này được giải quyết một cách đơn giản, sử dùng hàm toán học Logarit để đảm bảo sự tăng trưởng về hiệu suất tính toán chỉ có tác động nhỏ đến số lượng phát hành Lotus, giúp làm giảm lạm phát để duy trì một giá trị ổn định và tăng trưởng bền vững cho Lotus.

Lotus vs Bitcoin Issuance

Bảng dưới đây xét về mối liên hệ của khả năng tính toán với số lượng Lotus được sản xuất ra để giúp người đọc dễ hình dung:

Hashrate (MH/s)Phát hành (Lotus/Block)Tỉ lệ tăng (vs hashrate / 2)
573 MH/s260
1145 MH/s520100%
2291 MH/s78050%
4581 MH/s100033%
9163 MH/s130025%
18325 MH/s156020%
36651 MH/s182017%
200 EH/s (BTC)102311%
Bảng quan hệ giữa khả năng tính toán (Hashrate) và lượng Lotus được phát hành

Khả năng tính toán của Bitcoin hiện tại là … 200,000,000,000,000 MH/s

Như đã thấy thì với mức tăng của khả năng tính toán, thì mặc dù số lượng Lotus được tăng theo, nhưng không tuyến tính mà chậm dần lại. Với khả năng tính toán của mạng Bitcoin hiện tại thì mặc dù với sự tăng trưởng gấp đôi của khả năng tính toán (Hashrate), thì số lượng phát hành của Lotus chỉ tăng thêm ít hơn 1%. Điểm thú vị của thuật toán phát hành này đó là nó giúp cho những thợ đào (miners) đầu tiên có thế sản xuất Lotus với chi phí rẻ hơn so với những người tham gia sau khi hệ thống đã lớn mạnh. Điều này giúp giải quyết được cả ba bài toán cũng một lúc:

1) ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giá thành sản xuất;

2) sự bảo tồn giá trị cho những người đi tiên phong ban đầu và

3) phát hành theo nhu cầu, chi phí năng lượng điều tiết theo nhu cầu thị trường.

Với nền tảng vững chắc và những tính toán dài lâu, Lotus hy vọng sẽ trở thành những lời cảm ơn có giá trị bền vững mãi mãi về sau, và qua đó, khắc phục được vấn đề năng lượng của Bitcoin, giảm thiều sự đầu cơ và lăng phí năng lượng vượt trên nhu cầu cần thiết.

You may also like...

Leave a Reply