Pay for Attention – Quảng Bá 2.0

Trong hệ thống quảng bá, việc thu hút được sự chú ý quan tâm của người dùng gắn liền với doanh thu lợi nhuận. Những trang web hoặc bài viết, video, sản phẩm thu hút được nhiều người xem sẽ mang lại nhiều nguồn thu cho nền tảng quảng cáo đến từ việc thu phí. Thông thường thì người quảng cáo sẽ phải trả tiền cho hệ thống nền tảng platform (ví dụ như Facebook, Google, ….). Thường thì các hệ thống này sẽ trả một phần doanh thu cho những người tạo ra nội dung (Content Creators).

Có một số khuyết điểm trong hệ thống này.

XẾP HẠNG NỘI DUNG

Thường thì các thuật toán sẽ tìm kiếm và xếp hạng các nội dung với mục đích đưa những tin tức dễ thu hút lôi kéo người xem lên trên đầu. Những nội dung này khi càng lên cao, lại càng được nhiều người xem và like hơn, nên càng ngày càng được xếp hạng cao hơn, tạo ra sự thiên vị. Những người có nội dung bắt mắt, nóng, giật gân dễ câu like sẽ dễ thu hút hơn so với những nội dung chân thật hơn, nhưng không thu hút bằng, mặc dù thông tin chất lượng và chi tiết hơn, do đó càng ngày càng bị thuật toán đưa xuống thấp và không có cơ hội được xem. Ta cứ thử xem những người viết ít mà viết dài thì bài viết sẽ khó tiếp cận được. Còn những bài viết dăm ba câu lọt tai, có hình ảnh hoặc tin tức nóng hổi sẽ câu like nhiều hơn. Sự thiên vị này cũng làm cho những người nổi tiếng sẽ dễ dàng lôi cuốn dư luận do có đội ngũ followers hùng hậu. Mỗi bài viết của họ vừa được thuận toán thiên vị, vừa được nhiều người theo dõi và like hơn. Hầu như các platform đều có một số tài khoản được xây dựng từ lâu và kiểm soát được thị phần lớn. Họ là những tài khoản chiếm đa số doanh thu quảng cáo được chia sẻ từ hệ thống nền tảng. Những tài khoản mới tham gia rất khó có cơ hội cạnh tranh.

GIAN LẬN TRONG MUA LIKE, REVIEW GIẢ

Sự khó khăn cho những tài khoản mới dẫn đến những hệ quả không chính thống. Các tài khoản mới muốn tồn tại được và được chú ý thì phải mua người theo dõi (followers), và mua like. Do đặc thù của các hệ thống truyền thống, các tài khoản ảo được máy tạo ra rất dễ dàng. Một account mới tạo chỉ trong một vài ngày có thể có hàng trăm nghìn followers và cả chục nghìn like cho các bài viết. Chỉ trong thời gian ngắn, những tài khoản này đã tăng hạng trong thuật toán tìm kiếm và những bài viết được đưa lên đầu dễ dàng. Những người tạo ra nội dung chính trực thường sẽ thua thiệt vì họ không chịu tham gia vào hệ thống gian lận này.

KIỂM DUYỆT NỘI DUNG

Những hệ thống nền tảng quảng cáo hiện tại đều là những công ty đa quốc gia, và chịu sự chi phối của pháp luật hiện hành, thế nên họ chịu sức ép lớn về mặt chính trị cho những thông tin trái chiều dư luận. Hơn nữa, vì đây là những hệ thống tập trung, và tệ nạn mua like, review giả, nên những hệ thống này bắt buộc phải có những cơ chế quản lý nội dung rất phức tạp dựa trên thuật toán, và có cả những đội ngũ chuyên kiểm duyệt nội dung. Việc này tạo thêm sự thiên vị của những nội dung mà hệ thống nền tảng cho là đúng với những nền tảng mà hệ thống cho là sai. Mà thường thì sự đúng sai là tương đối, và dễ bị chi phối bởi những chính sách chính trị. Rất nhiều tài khoản nổi tiếng bị cấm khỏi những hệ thống vì vi phạm những chính sách kiểm duyệt (de-platform). Điều này dần biến những hệ thống mạng xã hội trở thành những hệ thống bị kiểm soát bởi một số thế lực chính trị mà không còn giữ được sự trung lập cần thiết.

NGƯỜI DÙNG LÀ SẢN PHẨM

Với những hạn chế nêu trên, dần dần người dùng bị cung cấp bởi những tin tức thiên vị, thậm chí sai lệch, có mục đích chính trị ẩn sau. Và chi phí bỏ vào quảng cáo và gian lận nhiều hơn là bỏ vào nội dung đã tạo ra những sản phẩm không có chất lượng, vô thưởng vô phạt cho người dùng. Người dùng mang lại giá trị quảng cáo, nhưng doanh thu lại về hết hệ thống, mà lại còn bị “mua” những sản phẩm, nội dung không tốt, thậm chí sai lệch. Người dùng trở thành sản phẩm.

GIẢI PHÁP LOTUS – QUẢNG BÁ 2.0

Hệ thống MXH Lotus được xây dựng trên nguyên tắc rất đơn giản: Pay for Attention. Người dùng là người được trả trực tiếp và gián tiếp từ doanh thu quảng cáo, thay vì là người xem thụ động.

* Cơ chế cho đi

Pay for Attention xuất phát từ cơ chế cho đi. Với 50% Lotus sản xuất ra được cung cấp cho các dự án, trong đó có một phần được sử dụng để xây dựng mạng lưới người dùng. Với quan điểm người dùng đến với Lotus chính là sản phẩm của hệ thống, nên thường những Lotus sẽ được cho đi mà không cần phải trả tiền. Mục tiêu là thu hút sự chú ý. Sự chú ý, như đã phân tích trên, chính là tài sản của hệ thống, và cũng chính là tài sản của người đang nắm giữ Lotus, do đặc tính gia tăng giá trị của Lotus. Khi giá trị Lotus tăng, giá trị của cả hệ thống tăng, và chính người nắm giữ Lotus cũng được tăng giá trị. Việc này cũng gần giống như việc nắm giữ cổ phiếu của các công ty truyền thông như Facebook và Google vậy. Nhờ cơ chế cho đi này, công nghệ và sản phẩm của Lotus tiếp cận được người dùng dễ dàng hơn, qua đó tạo ra được hiệu ứng mạng lưới nhanh rộng (network effect). Người dùng nhận được giá trị trực tiếp cho sự chú ý của mình.

* Cơ chế burn Lotus (đưa Lotus ra khỏi lưu thông)

Với cơ chế like/review truyền thống, người dùng không phải tốn chi phí năng lượng gì cho việc like hoặc review một bài viết, sản phẩm. Chính những cái like miễn phí này tạo ra tệ nạn like dạo và mua like.

Với Lotus, việc giả mạo này là không thể vì cơ chế xếp hạng bài viết, sản phẩm rất đơn giản: dựa theo số lượng Lotus được burn cho bài viết, sản phẩm đó. Nhà quảng cáo muốn sản phẩm của mình lên cao thì phải burn nhiều Lotus hơn những người khác. Người dùng tự kiểm soát nội dung bằng cách review cũng qua việc burn Lotus (upvote , downvote). Nhờ cơ chế này mà cộng đồng tự kiểm duyệt nội dung môt cách phi tập trung. Với cơ chế burn Lotus cho các bài viết, sản phẩm, Lotus tạo ra sự cạnh tranh công bằng sòng phẳng giữa:

– Các nhà cung cấp sản phẩm với nhau, do không còn cơ chế mua like ngầm

– Giữa nhà cung cấp và hệ thống nền tảng (platform), do platform không nhận tiền trực tiếp từ nhà quảng cáo. Platform sẽ đứng độc lập không can thiệp và không có sự thiên vị giữa nhà cung cấp này và nhà cung cấp khác.

– Cũng nhờ đó mà những tài khoản mới sẽ được cạnh tranh sòng phẳng với những tài khoản cũ nếu xây dựng được một cộng đồng ủng hộ riêng. Mọi thứ được quy về Lotus.

– Những nội dung dài, chất lượng sẽ cạnh tranh sòng phẳng với những nội dung ngắn, kém chất lượng. Vì việc đốt Lotus là có chi phí, nên người đốt cần phải cân nhắc kỹ để đảm bảo không có sự nhầm lẫn.

Cơ chế đốt Lotus chính là cơ chế gia tăng giá trị của Lotus. Những Lotus được đốt đi tạo ra cơ hội cho các miners để tái sinh ra những Lotus khác nhiều hơn. Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng giữa Lotus và Bitcoin truyền thống. Việc Lotus tăng giá trị cũng giúp những người đang nắm giữ Lotus tăng giá trị. Đây chính là sự nhận tiền quảng cáo gián tiếp (so với việc nhận tiền trực tiếp từ cơ chế cho đi).

* Cơ chế funding và nền tảng phi tập trung

Để làm được những điều trên, hệ thống nền tảng phải trung lập. Như đã phân tích ở trên, những hệ thống MXH hiện tại nhận tiền quảng cáo trực tiếp từ nhà quảng cáo và là những hệ thống tập trung bị sự quản lý của các thể chế, nên họ bắt buộc phải kiểm soát nội dung, tạo ra sự thiên vị và cấm đoán. Với Lotus, vốn duy trì hoạt động được cấp từ nền tảng nên không nhận trực tiếp từ nhà quảng cáo. Nhà quảng cáo phải đốt (burn) Lotus ra khỏi lưu thông qua đó tạo giá trị và tăng doanh thu cho nhà phát triển hệ thống nền tảng (platform), mà không cần phải nhận trực tiếp nữa. Nhà phát triển hệ thống nền tảng nếu muốn thiên vị một bài viết hoặc sản phẩm nào cũng phải đốt Lotus như những nhà quảng cáo khác.

Một điểm khác biệt nữa là Lotus là một hệ thống phi tập trung, không chịu sự quản lý của bất cứ thể chế chính trị, kinh tế nào, nên sự kiểm soát là bất khả thi. Các thể chế đó muốn kiểm soát cũng phải đốt Lotus như những người khác, qua đó gia tăng giá trị hệ thống.

Như vậy, với cơ chế cho đi và cơ chế đốt (burn) Lotus, nền tảng Lotus sẽ mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho người dùng. Người dùng không cần phải mua Lotus, mà chính sự quan tâm của người dùng là tài sản vô giá của Lotus, từ đó tạo ra giá trị bền vững và tương hỗ, với những giá trị chung, cho những mục đích chung.

You may also like...

Leave a Reply