Cryptocurrencies và vấn đề an sinh

Con người cần đến 20, thậm chí 30 năm để học hỏi, tích lũy và trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm. Độ tuổi sung sức nhất để làm việc và tích lũy tài sản cũng chỉ 20-30 năm, nhằm đảm bảo tài chính trước khi bước vào thời kỳ nghỉ ngơi, hưu trí.

Ngoài chiến lược tiết kiệm riêng của từng cá nhân, có hai cách thức được áp dụng cho quỹ an sinh hưu trí ở cấp độ xã hội: Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, như hiện được áp dụng ở các nước châu Âu, châu Á, và quỹ hưu trí pension fund được áp dụng điển hình ở Mỹ.

Có rất nhiều bất cập trong những quỹ hưu trí này. Một mặt, quỹ hưu trí tự nguyện của Mỹ tạo kẽ hở để các công ty trốn tránh trách nhiệm, làm cho nhiều người lao động không có lương hưu khi về hưu. Trong khi đó, quỹ bảo hiểm xã hội ở các nước châu Âu lại tạo ra gánh nặng trả nợ cho tầng lớp lao động, khuyến khích sự gian lận để bòn rút quỹ hưu trí. Giới nhà giàu vừa tìm cách trốn thuế, mà vẫn có được lương hưu béo bở, trong khi đó những người lao động nghèo chỉ có được đồng lương hưu ít ỏi. Việc quản lý và sự minh bạch của những quỹ hưu trí này cũng tạo ra nhiều câu hỏi và dư luận.

Nguồn gốc của những quỹ hưu trí bắt nguồn từ chính sách duy trì đồng tiền lạm phát, vốn là hệ quả của nền kinh tế tài chính công nghiệp tập trung. Sự lạm phát làm cho những khoản tiết kiệm mất giá trị, và không thể nào đủ để trang trải chi phí khi người lao động về hưu 20, 30 năm sau. Những tài sản khác như cổ phiếu, bất động sản, vàng thường bị rủi ro hoặc không có tính thanh khoản cao.

Cryptocurrencies với chính sách đồng tiền giảm phát là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để thay thế cho hệ thống an sinh hưu trí hiện tại. Với khả năng giữ được giá trị, không mất giá về lâu dài, tính thanh khoản cao, có thể chi tiêu bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu, cryptocurrencies có thể trở thành một sự lựa chọn ưu việt hơn so với những quỹ hưu trí truyền thống cũng như những tài sản rủi ro khó giao dịch. Cryptocurrencies, đặc biệt là cơ chế linh hoạt của Lotus, cũng làm giảm gánh nặng cho thế hệ lao động trẻ khi không phải gánh vác trách nhiệm trả nợ nặng nề. Ngược lại, vì cryptocurrencies là hệ thống tự nguyện, thế hệ đi trước phải tạo ra được một nền tảng có lợi để thế hệ đi sau tiếp tục nối gót và tham gia, tạo ra giá trị bền vững cho thế hệ đi trước. Nếu thế hệ đi sau không thấy có lợi ích để tham gia nền tảng của thế hệ đi trước, hệ thống giá trị sẽ bị giảm sút và không còn giữ được giá trị lâu dài. Như vậy, cryptocurrencies là một sợi dây giá trị kết nối nhiều thế hệ, trao truyền kinh nghiệm, kiến thức, nền tảng và niềm tin cho nhau một cách bền vững, nương tựa nhau mà phát triển trường tồn.

You may also like...

Leave a Reply