Lạm phát và giảm phát – Hướng đi nào cho nền kinh tế tương lai?

Nếu ai hay đi chợ với các ông bà hoặc cha mẹ, hoặc có thể trong ký ức không xa, chắc cũng hay nghe xuýt xoa: trước đây quả trứng giá có mấy đồng, mớ rau mấy trăm, bát cơm 500đ… giờ sao cái gì cũng mắc thế, tiền từ trên trời rơi xuống à con?

Nếu nhìn lại số liệu giá cả biến động theo năm tháng thì sẽ thấy giá cả không ngừng leo thang ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, không ngoại lệ cho những nước kém phát triển mà cả những nước giàu có “văn minh”.

Vậy tại sao giá cả lại tăng lên nhanh chóng như vậy, trong khi sự phát triển của KHKT thì đúng ra năng suất lao động tăng thì giá cả phải giảm chứ?

Mình còn nhớ như in cái điện thoại “thông minh” O2 mà mình được cho cách đây 20 năm, lúc đó có giá gần USD2000, hầu như chỉ có vài người ở Việt Nam xài nó. Giờ đây, nó chí là cái cục gạch theo đúng nghĩa đen. Những chiếc điện thoại phổ thông giá dưới 1 triệu đồng là đã vượt xa tính năng và tốc độ của cái O2 đó rồi.

Sự phát triển công nghệ rõ ràng là kinh khủng, vượt xa mọi sự tưởng tượng của con người. Đúng ra nó phải làm giảm giá hàng hoá và giúp con người ngày càng giàu có hơn?

Thực tế lại ngược lại. Tầng lớp nghèo và trung lưu ngày càng nghèo hơn. Sự giàu có tập trung chỉ vào một số người mà thôi. Chỉ có vài ba người giàu nhất thế giới đã nắm hơn 50% tổng số tài sản của nhân loại. Tầng lớp lao động vẫn chật vật hơn, làm việc nhiều hơn để tồn tại.

Vấn đề cốt lõi nằm ở cơ chế duy trì đồng tiền lạm phát, vốn dĩ hợp lý trong kỷ nguyên công nghiệp, nhưng trở nên lỗi thời trong kỷ nguyên số. Năng suất lao động tăng gấp 2 lần cứ sau 18 tháng. Chúng ta không thể tưởng tượng được thế giới sẽ như thế nào sau 5 năm, chứ đừng nói là lúc chúng ta nghỉ hưu.

Có thể chúng ta thông minh, may mắn, đầu tư miếng đất này, vàng hoặc tài sản nọ để không bị mất giá và có tiền phòng thân lúc già yếu. Nhưng cả những tài sản này cũng không đảm bảo được so với sự tiến bộ KHKT. Giá trị số và giá trị vô hình đang ngày càng tăng vượt mức so với những giá trị vật lý hữu hình. Ngay cả Donald Trump gắn bó với giá trị truyền thống đất đai cũng đã bị rơi khỏi top 400 người giàu nhất.

Như vậy, việc duy trì chính sách lạm phát của nền kinh tế công nghiệp sẽ đẩy loài người đi vào cảnh nợ nần bần cùng đối với đại đa số quần chúng, trong khi đó mang lại sự chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp với chỉ một vài người ở trên chóp nắm được công nghệ. Ta không thể tưởng tượng được những giá trị tài sản của mình đang nắm giữ sẽ còn giá trị như thế nào trong tương lai.

Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Liệu chúng ta cứ mãi “Have fun staying poor”, và làm việc miệt mài đến cuối đời mình?

Tham khảo: Sách The price of tomorrow – Jeff Booth.

You may also like...

Leave a Reply