NETWORK EFFECT – HIỆU ỨNG MẠNG LƯỚI

NETWORK EFFECT – HIỆU ỨNG MẠNG LƯỚI

Khi bạn nhấc điện thoại lên để gọi điện, với gói cước thuê bao thông thường thì câu hỏi bạn sẽ hỏi là thuê bao bạn gọi tới thuộc mạng nào và ở đâu. Vì thường giá cước sẽ mắc hơn nếu ở khác mạng. Nếu khác vùng hoặc khác lãnh thổ thì giá cước có thể cao hơn đến hàng chục lần hoặc trăm lần.

Các mạng xã hội cũng tương tự. Nếu bạn ở Facebook thì chỉ nhắn tin và chia sẻ được trên Facebook thôi, không thể nhắn cho người dùng trên Twitter hoặc Telegram. Khác với các công ty truyền thống như Cocacola, P&G…, các công ty này thực tế không cung cấp sản phẩm, mà sản phẩm của họ đến từ người dùng. Họ chỉ cung cấp nền tảng mà thôi. Giá trị của các công ty này đa phần đến từ người dùng, thường lên đến 70% hoặc hơn, phần còn lại đến từ nhân sự, phần mềm, phần cứng, server máy chủ… Các MXH thành công có chỉ số lock-in rất cao, tạo ra một sự độc quyền khủng khiếp. Người dùng khi đã tham gia, có profile tốt, có connection nhiều và nhiều nội dung thường rất ít muốn chuyển đổi nền tảng do phải mất công sức xây dựng lại từ đầu.

Các MXH này thường kiếm tiền bằng cách bán thông tin người dùng hoặc thu phí quảng cáo từ chính người dùng.

Đối với những mạng ngang hàng (P2P), hiệu ứng mạng lưới còn cao hơn nữa. Vì mã nguồn mở miễn phí, cơ sở hạ tầng là phi tập trung nên mạng P2P hầu như không có chi phí về nhân sự, phần mềm và server máy chủ. Người vận hành (miners, nodes) san sẻ nhau chi phí phần cứng máy chủ server, đường truyền internet. Còn người dùng thì tạo ra giá trị mạng lưới bằng việc trao đổi, lưu trữ và phát triển các ứng dụng trên nền tảng P2P. Có thể nói đến 99% giá trị của mạng lưới P2P đến từ người dùng. Khi Bitcoin ra đời, 100% số lượng phát hành đều chia cho miners, còn người dùng muốn sử dụng thì phải mua lại của miners. Điều này tạo ra một trở ngại lớn cho việc lan toả Bitcoin, nguy hiểm hơn còn tạo ra những hình thức đa cấp, chèo kéo người dùng phải mua lại qua tay kiếm lời, dẫn đến sự lừa đảo hoặc chiếm dụng vốn. Hơn nữa, vì phải bỏ tiền ra để mua, người dùng có tâm lý đầu cơ kiếm lời mà không tìm hiểu, sử dụng và chia sẻ. Điều này gây ra hình ảnh xấu với Bitcoin và tiền crypto nói chung.

Lotus được tạo ra với cơ chế self funding – tự cấp vốn. Cơ chế này giải quyết hai vấn đề cơ bản của Bitcoin. Thứ nhất là việc cấp vốn cho cơ sở hạ tầng, gồm việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ và kinh phí duy trì bảo dưỡng hệ thống nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng về tốc độ và băng thông mạng lưới và những hệ thống phụ trợ. Mặt thứ hai là giúp đưa lại giá trị cho người dùng, vốn tạo nên 99% giá trị của mạng lưới. Với cơ chế giving, Lotus được trao truyền cho người dùng trự tiếp mà không tốn chi phí, không qua trung gian sàn giao dịch, giúp tạo ra tâm lý thoải mái, cởi mở để trải nghiệm sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ và cũng để chia sẻ kiến thức công nghệ.

Lotus cũng không phải được tạo ra từ thuật toán mà tạo ra từ năng lượng do các miners bỏ tiền điện, máy móc, công sức, nhà xưởng để tạo ra, nên Lotus có giá trị cơ bản, mang tính ổn định bền vững lâu dài, giúp cho người dùng trải nghiệm Lotus có được giá trị ngày càng gia tăng bền vững.

Lotus giúp mang giá trị lại cho người dùng, vốn dĩ do người dùng tạo ra. Sức mạnh của từng cá nhân mang lại giá trị tập thể và ngược lại, giá trị tập thể mang lại sức mạnh cho từng cá nhân.

You may also like...

Leave a Reply